Vi bằng là gì? Các trường hợp cần phải lập vi bằng

Vi bằng là gì? Các trường hợp cần phải lập vi bằng

Vi bằng là gì? Một từ ngữ thường xuyên xuất hiện trong những giao dịch về nhà đất. Những giấy tờ ảnh hưởng đến tài sản có giá trị như nhà đất luôn cần được hiểu đúng nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về vi bằng? Có nên sử dụng vi bằng trong giao dịch mua bán nhà đất hay không? Những câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề vi bằng có thể được ATP Land trả lời trong bài viết phía dưới

Vi bằng là gì?

  • Theo Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
  • Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập, vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
  • Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Khoản 2 Điều 25 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).
Vi bằng là gì
Vi bằng là gì?

Như vậy, vi bằng là văn bản do Văn phòng Thừa phát lại lập nhằm ghi lại và xác nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Các trường hợp cần phải lập vi bằng

Các trường hợp cần phải lập vi bằng
  • Những công trình (nhà cửa) có rủi ro bị nứt hoặc xuống cấp, vi bằng giúp ghi lại hiện trang để được bồi thường xứng đáng.
  • Công ty gặp khó khăn khi xây một công trình mà bị liên quan bởi công trình kế bên, công ty có thể tìm đến Thừa phát lại để lập vi bằng.
  • Trong trường hợp công trình được xây dựng kém chất lượng, chất lượng thi công và nghiệm thu không chuẩn xác, bạn cũng được lập vi bằng.
  • Các hành vi ảnh hưởng đến mâu thuẫn tài sản.
  • Những trường hợp công ty bị từ chối bởi một đơn vị, cơ quan cá nhân cho dù mình đang làm đúng pháp luật.

Những hạn chế đối với vi bằng

Những hạn chế đối với vi bằng

Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:

  • Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng nhận của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;
  • Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, ích lợi của chính mình và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…);
  • Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Những vấn đề thường gặp về vi bằng trong mua bán nhà đất

Những vấn đề thường gặp về vi bằng trong mua bán nhà đất
  • Giá trị của vi bằng chỉ ghi lại và xác nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, nhất định trong các trường hợp này là ghi lại và xác nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên. Có thể thấy vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng nhận.
  • Thực tế hiện nay, nhiều người mua nhà bị nhầm tưởng vi bằng thừa phát lại có thể thay công chứng.
  • Một vài trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay) dẫn đến phát sinh mâu thuẫn.
  • Vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền dùng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
  • Như vậy, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay, thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro quan trọng là bên mua.

​Tạm kết

Việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được làm theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận có giao kết về việc mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có mâu thuẫn diễn ra. Việc mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.

Tìm kiếm nhà đất bán