Hình thức mua nhà thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nếu chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của vi bằng và áp dụng không đúng mục đích.
Vậy, có nên mua nhà vi bằng không? Và dưới đây mà một số lời khuyên khi mua nhà vi bằng.
Vi bằng là gì?
Theo tài liệu chúng tôi tổng hợp được, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Thừa phát lại là gì?
Theo yêu cầu của đương sự Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi được cho là cần thiết. Tuy nhiên các trường hợp vị phạm pháp luật, vi phạm về đảm bảo an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, đời tư thì không được phép. Sau đó, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ.
Đặc biệt, Thừa phát lại chỉ được Nhà nước trao quyền để làm các công việc theo quy định sau:
- Lập vi bằng theo yêu cầu
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
- Theo yêu cầu của đương sự, Thừa pháp lại trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án
- Không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Có thể thấy, những đặc điểm của lập vi bằng, thừa phát lại giống với hoạt động công chứng về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Việc công chứng là thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện, giấy tờ, hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng. Còn hoạt động của lập vi bằng, thừa phát lại là lập các chứng thư về những hành vi, sự kiện xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt thời gian và không gian.
Một số đặc điểm, yêu cầu của vi bằng, thừa phát lại như sau:
- Văn bản là hình thức của vi bằng và phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hoặc nhờ người khác lập và ký tên thay thế.
- Tuân thể nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung văn bản khi lập vi bằng.
- Các hành vi, sự kiện do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến để lập vi bằng phải trung thực, khách quan.
- Vi bằng được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.
- Có thể sao chép và sử dụng vi bằng làm chứng cứ lâu dài.
Mua đất vi bằng có an toàn không ?
Khi tìm đến Thừa phát lại nhà đất để được tư vấn và lập vi bằng về giao dịch chuyển quyền sử dụng đất các bên đều ít nhiều quan tâm đến vấn đề pháp lý. Nhiều người lo ngại liệu mua đất vi bằng có an toàn không?
Khi các bên tiến hành giao dịch mua bán đất, có rất nhiều sự kiện, hành vi được diễn ra để chuyển quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản: Đặt cọc, giao nhận tiền, giấy tờ, gặp mặt để thỏa thuận và ký kết hợp đồng……. Tất cả các công việc này đều có thể được Thừa phát lại lập thành vi bằng. Vi bằng hợp pháp đó sẽ là căn cứ xác định các bên đã có giao dịch mua bán đất bằng vi bằng hoặc đã thực hiện chuyển tiền, tài sản cho nhau.
Ví dụ: Hai bên thỏa thuận mua bán diệ tích đất 50m2 tại đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Thời điểm chuyển nhượng các bên có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc bên bán đã giao toàn bộ giấy tờ và chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho bên mua; Bên mua đã chuyển toàn bộ số tiền…….. triệu VNĐ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho bên bán. Vi bằng về các vấn đề liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất nói trên không thuộc trường hợp không được lập vi bằng, nên nó vẫn được coi là cơ sở cho cho các giao dịch khác cũng như là chứng cứ để chứng minh trước tòa án khi có tranh chấp.
Đối với giao dịch mua đất ngoài hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực là bắt buộc, các văn bản như vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản hay vi bằng ghi nhận hiện trạng ngôi nhà tại thời điểm giao dịch ……. sẽ là những căn cứ bổ trợ ghi nhận việc các bên đã hoàn thành nghĩa vụ giao nhận tiền và tài sản, thời điểm và cách thức giao nhận. Để tránh các rủi do trong và sau giao dịch, khi mua bán đất ngoài việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, các bên nên lập vi bằng làm căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, còn có một trường hợp khác mà vi bằng mang lại giá trị rất lớn khi các bên mua đất bằng vi bằng. Như đã phân tích, thông thường hai bên mua bán phải tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng và hồ sơ để công chứng bắt buộc phải có giấy chứng nhận ( sổ đỏ), tuy nhiên trường hợp bên bán chưa có sổ đỏ thì làm cách nào để xác nhận được giao dịch giữa các bên. Khi đó, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận thỏa thuận và giao dịch giữa đã thực hiện. Tuy không xác nhận cụ thể tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc về ai? Nhưng nó gián tiếp ghi nhận các hành vi của các bên biểu hiện ý chí và thực tế có tồn tại giao dịch mua bán đất. Do đó, đây cũng được coi là một căn cứ xác nhận quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đẩ đã được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.
Tóm lại, khi mua đất vi bằng thì các giao dịch hoặc các hoạt động kèm theo nên được lập vi bằng để có căn cứ chứng minh giao dịch. Ngoài ra, nếu quyền sử dụng đất được chuyển nhượng chưa có sổ đổ thì vi bằng sẽ được coi là một căn cứ xác định có tồn tại giao dịch giữa các bên trong trường hợp tranh chấp xảy ra.
Cách giải quyết tranh chấp vi bằng mua bán nhà đất.
.Việc mua nhà đất qua vi bằng thường phát sinh tranh chấp bởi các lý do như:
- Mua nhà đất bằng cách lập vi bằng xong không thể làm sổ đỏ.
- Bên mua không nắm được quy định nên bị lừa mua phải đất không có giấy tờ với giá cao.
- Nhỡ mua đất qua vi bằng nhưng không thể xây dựng nhà ở. Không thể chuyển nhượng cho người khác nên phát sinh tranh chấp.
Dù lý do là gì thì khi phát sinh tranh chấp các bên cũng chỉ có thể giải quyết bằng một trong các cách sau:
Cách giải quyết tranh chấp vi bằng mua bán nhà đất bằng thương lượng, đàm phán.
Giao dịch mua bán nhà đất qua vi bằng là một thỏa thuận dân sự. Dù vi bằng được lập có hợp pháp hay không thì trong dân sự đàm phán, thương lượng vẫn luôn là phương án tối ưu nhất để giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm của cách giải quyết tranh chấp vi bằng mua bán nhà đất bằng đàm phán là có thể nhanh chóng giải quyết tranh chấp. Tránh mất thêm thời gian, chi phí của các bên nếu tranh chấp được đẩy ra tòa án.
Nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp này không phải trường hợp tranh chấp vi bằng nào cũng có thể thỏa thuận được. Thường bên bán một khi đã đẩy được tài sản không có giấy tờ đi sẽ rất khó chấp nhận hoàn tiền và nhận lại nhà đất.
Tuy nhiên, đây vẫn là phương án bạn nên cân nhắc. Đồng thời qua quá trình đàm phán cũng có thể thu thập thêm những thông tin để phục vụ cho việc khởi kiện nếu không thể thương lượng thành công.
Thủ tục lập vi bằng mua bán đất đảm bảo an toàn.
Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên thì việc lập vi bằng sẽ mang lại giá trị lớn về mặt pháp lý khi mua đất công chứng vi bằng. Các bên khi có nhu cầu lập vi bằng mua bán đất có thể tìm đến các văn phòng thừa phát lại để thực hiện việc lập thủ tục này theo trình tự như sau:
– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.
Khách hàng đến các văn phòng thừa phát lại sẽ được tư vấn về một số quy định của pháp luật liên quan đến vi bằng mua đất. Khách hàng điền nội dung yêu cầu lập vi bằng vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu). Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu lập vi bằng và trình Thừa phát lại quyết định. Nếu yêu cầu của bạn không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng thì sẽ được tiếp tục điền vào mẫu cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng.
– Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.
Khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ với một số nội dung cơ bản như: Nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng, điều khoản chấm dứt hoặc tạm dừng thực hiện hợp đồng.
– Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.
Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi được yêu cầu lập vi bằng cũng như thực hiện các hoạt động như đo đạc, quay phim, chụp ảnh…. Để thể hiện tính khách quan, trung thực trong vi bằng mua bán đất. Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính, bên Thừa phát lại và bên yêu cầu mỗi người giữ một bản, một bản được gửi cho sở tư pháp để thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng. Thời gian cho thủ tục lập vi bằng mua bán đất thường không mất nhiều thời gian, các bên có thể nhận được vi bằng trong ngày.
Khi thực hiện lập vi bằng các bạn nên chú ý thực hiện đúng trình tự và giấy tờ như chúng tôi đã hướng dẫn để vi bằng được lập nhanh chóng và có giá trị pháp lý.
Phí lập vi bằng mua bán nhà đất.
Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có). Chi phí cho từng loại vụ việc cụ thể được thực hiện theo danh mục biểu phí của Văn phòng. Sau khi thỏa thuận được về phí và nội dung yêu cầu lập vi bằng, phần phí các bên thỏa thuận sẽ được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ được ký kết. Đối với chi phí lập vi bằng liên quan đến mua bán đất thường là vi bằng về việc giao nhận tiền, tài sản giữa các bên hoặc ghi nhận hiện trạng nhà nên chi phí không cao ( chủ yếu phát sinh chi phí đi lại do Thừa phát lại phải trực tiếp đến nơi giao dịch của các bên).
Trên đây là bài viết của chúng tôi liên quan đến chủ đề “Mua đất vi bằng có an toàn không?” Nếu bạn có vướng mắc khi thực hiện thủ tục mua đất vi bằng và muốn được Thừa phát lại tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0799 161616 hoặc gửi email về địa chỉ info.atpland@gmail.com để được hỗ trợ.
Người trình bày : Lê Nguyễn Quỳnh Mai
Nguồn : Tổng hợp